T5, 06 / 2024 11:07 chiều | ngocdiep

Công việc của kế toán thuế khá phức tạp và có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, hiệu quả công việc kế toán ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế. Khi sử dụng dịch vụ kế toán, một trong những điều mà khách hàng quan tâm nhất chính là những công việc mà kế toán thuế sẽ thực hiện cho doanh nghiệp của mình. Sau đây là những công việc mà kế toán thuế cần thực hiện:

Công việc của kế toán thuế doanh nghiệp
  1. Tìm hiểu về kế toán thuế

Kế toán thuế là bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp về việc ghi chép, quản lý, tính toán, khai thông tin tài chính, các vấn đề liên quan đến thuế trong doanh nghiệp. Kế toán thuế bao gồm các công việc như: tính toán số tiền thuế phải trả, lập bảng kê chi tiết các khoản thuế và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc nộp thuế cho cơ quan thuế theo đúng quy định pháp luật.

Đối với doanh nghiệp, vị trí kế toán thuế giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế, giảm thiểu rủi ro pháp lý và tối ưu hóa chi phí thuế. Đối với Nhà nước, kế toán thuế sẽ giúp Nhà nước quản lý hiệu quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.

Công việc kế toán thuế thường do kế toán của công ty hoặc kế toán dịch vụ thực hiện. Tùy theo quy mô, đặc điểm của từng doanh nghiệp sẽ lựa chọn người thực hiện công việc kế toán thuế phù hợp.

  1. Công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp

Kế toán thuế cần thực hiện công việc ngay từ đầu năm đến cuối năm, và thực hiện hàng tháng, hàng quý một cách đều đặn:

2.1. Công việc kế toán thuế vào đầu năm

– Kê khai, nộp thuế môn bài

– Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (thuế VAT), thuế thu nhập cá nhân của tháng 12 hoặc quý 4 của năm trước liền kề.

– Nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của quý 4 của năm trước liền kề.

– Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của quý 4 năm trước đó.

2.2. Công việc hàng ngày của kế toán thuế

– Thu thập các hóa đơn đầu vào, đầu ra

– Theo dõi, xử lý và kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các hóa đơn

– Nộp tiền thuế nếu có thuế phát sinh cần nộp, tránh trường hợp doanh nghiệp bị phạt do quá hạn nộp

– Hạch toán các nghiệp vụ trong ngân hàng, bao gồm các loại tiền vào, tiền ra

– Sắp xếp, lưu trữ, tổ chức các hóa đơn, chứng từ sao cho khoa học, dễ tìm kiếm khi cần

– Nộp tiền vào ngân sách Nhà nước hạch toán các nghiệp vụ về quỹ, dựa vào các loại phiếu thu, phiếu chi.

2.3. Công việc hàng tháng

– Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng với trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng, đồng thời có doanh thu từ 50 tỷ đồng trở lên

– Lập tờ khai cho tất cả các loại thuế (nếu có)

– Lập báo cáo cho tình trạng sử dụng hóa đơn hàng tháng với trường hợp doanh nghiệp mới thành lập dưới 12 tháng

– Thực hiện bút toán phân bổ công cụ, dụng cụ, trích hao tài sản cố định

– Cân đối chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, có phương án xử lý linh hoạt, tránh tình trạng dồn việc vào cuối năm.

2.4. Công việc hàng quý

– Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập có doanh thu ít hơn 50 tỷ VND cần khai thuế giá trị gia tăng

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân

– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp

2.5. Công việc vào cuối năm

– Hoàn tất các báo cáo tài chính của năm, Báo cáo tài chính năm bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, Bảng cân đối số phát sinh tài khoản

– Lập báo cáo thuế vào quý 4

– Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp của năm

– In sổ sách phục vụ cho quyết toán thuế, thanh tra của kiểm soát viên. Những sổ sách này bao gồm: Sổ quỹ tiền mặt; Sổ cái các tài khoản; Sổ tiền gửi ngân hàng; Sổ chi tiết các tài khoản; Bảng trích khấu hao tài sản cố định; Phiếu thu, chi.

Công việc của kế toán thuế doanh nghiệp
  1. Vai trò của kế toán thuế doanh nghiệp

– Thống kê các khoản thu nhập và chi phí thường xuyên giúp công ty cân đối các khoản chi phí, giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhận cao.

– Giúp các doanh nghiệp hiểu được nghĩa của các con số. Kế toán sẽ làm báo cáo hàng tháng hoặc hàng quý, bảng cân đối và báo cáo lãi lỗ, cho chủ doanh nghiệp biết tình hình bán hàng và sức khỏe chung của doanh nghiệp để đưa ra những quyết định phù hợp trong việc tăng/hạ giá thành sản phẩm, thực hiện giám sát và quản lý các hoạt động một cách hiệu quả nhất.

– Báo cáo tài chính góp phần đưa ra số liệu tổng hợp kêu gọi đầu tư.

– Cung cấp thông tin để đưa ra những cách tính thuế tốt nhất, hạn chế thất thu thuế và hỗ trợ chính quyền trong việc soạn thảo, ban hành những luật lệ về thuế.

 

Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Blue để nhận được sự hỗ trợ sớm nhất thông qua hotline: 0989.347.858 – 0944.245.786.

CÔNG TY TƯ VẤN DOANH NGHIỆP LUẬT BLUE

Địa chỉ: Phòng 409 – A2, Chung Cư C5, Đại Lộ Võ Nguyên Giáp, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Đối diện Khách sạn Mường Thanh Thanh Hóa)

 

Bài viết cùng chuyên mục